» Thông tin » Thủ Tục Hồ Sơ Khắc Dấu Và Thông Báo Mẫu Dẫu
Danh Sách Sinh Viên 

Thủ Tục Hồ Sơ Khắc Dấu Và Thông Báo Mẫu Dẫu

Thủ tục khắc dấu và thông báo mẫu dấu cũng gây không ít trở ngại cho nhiều doanh nhân sau khi thành lập công ty của mình. Sau khi có giấy phép kinh đăng ký kinh doanh, nhiều chủ doanh nghiệp vội vàng lao vào công việc kinh doanh của mình như tìm kiếm thị trường, tìm kiếm khách hàng, tiếp thị…mà quên đi các thủ tục cần thiết của công ty mình. Chính vì điều này đã làm cho doanh nghieej của mình phải gặp nhiều khó khăn về sau. Để khắc phục điều đó, chúng tôi xin hướng dẫn các bạn một cách chi tiết thủ tục khắc dấu và thông báo mẫu dấu trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
>> Thủ tục chia, tách công ty, doanh nghiệp
>> 
Thủ tục chuyển nhượng công ty, doanh nghiệp
>> 
Thủ tục công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp
>> 
Thông báo thay đổi thông tin cổ đông sáng lập

Thủ tục khắc dấu tròn sau khi thành lập công ty

Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký thành lập công ty và có giấy phép đăng ký kinh doanh, vấn đề tiếp theo cần phải thực hiện đó là làm thủ tục khắc dấu và thông báo mẫu con dấu cho công ty.

Từ ngày 01/7/2015, Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực cũng là thời điểm bắt đầu áp dụng cơ chế quản lý nhà nước đối với con dấu công ty đã thay đổi theo hướng cởi mở, tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp.

Thay vì phải đăng ký mẫu dấu với cơ quan Công an như trước đây thì hiện nay doanh nghiệp được hoàn toàn chủ động trong việc làm con dấu, doanh nghiệp có thể tự khắc dấu hoặc đến cơ sở khắc dấu để làm con dấu.

Trước khi sử dụng con dấu, doanh nghiệp chỉ cần gửi thông báo mẫu dấu đến cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Mục đích của quy định này là nhằm công bố công khai cho cho xã hội và bên thứ ba được biết về con dấu của công ty.

Thủ tục thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khắc dấu

Thành phần hồ sơ thông báo mẫu con dấu doanh nghiệp gồm:

1. Thông báo về việc sử dụng mẫu con dấu của doanh nghiệp (Phụ lục II-8)

2. Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ.

3. Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên).

4. Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).

Bước 2: Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ nêu trên, doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh.

Bước 3: Nhận được hồ sơ thông báo về mẫu con dấu, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp và thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp Thông báo về việc đăng tải thông tin mẫu con dấu của doanh nghiệp.
Xem thêm:
>> 
Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp
>> 
Lưu ý khi chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng vốn
>> 
Cách khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp
>> Lệ phí công bố thông tin doanh nghiệp

Một số lưu ý về mẫu con dấu doanh nghiệp

1. Số lượng: tùy chọn. (do doanh nghiệp quyết định).

2. Mẫu con dấu: hình thức, kích cỡ, nội dung và màu mực dấu. (mỗi doanh nghiệp phải thống nhất về hình thức, nội dung và kích thước con dấu)

- Hình thức: hình tròn, hình đa giác hoặc hình dạng khác.

3. Hình ảnh, ngôn ngữ không được dùng trong nội dung mẫu con dấu

- Quốc kỳ, Quốc huy, Đảng kỳ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Hình ảnh, biểu tượng, tên của nhà nước, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp.

- Từ ngữ, ký hiệu và hình ảnh vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong, mỹ tục của dân tộc Việt Nam.

Doanh nghiệp phải tự đảm bảo về tính hợp pháp của mẫu con dấu. Cơ quan đăng ký kinh doanh không chịu trách nhiệm thẩm tra nội dung mẫu con dấu của doanh nghiệp khi giải quyết thủ tục thông báo mẫu con dấu cho doanh nghiệp.

4. Quy định về mẫu con dấu với các doanh nghiệp đã thành lập trước 01/7/2015

- Nếu tiếp tục sử dụng con dấu đã được cấp thì được tiếp tục dùng và không phải thông báo mẫu con dấu cho Cơ quan Đăng ký kinh doanh.

- Nếu doanh nghiệp muốn làm thêm con dấu hoặc thay đổi màu mực dấu thì thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu như hướng dẫn trên.

- Nếu doanh nghiệp làm mới con dấu thì phải nộp lại con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.

Cơ quan công an cấp Giấy biên nhận đã nhận lại con dấu tại thời điểm tiếp nhận lại con dấu của doanh nghiệp.

- Nếu bị mất con dấu, mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu thì doanh nghiệp được làm con dấu mới, đồng thời phải thông báo việc mất con dấu, mẫu Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để sử dụng trọn gói dịch vụ khắc dấu và thông báo mẫu dấu với những ưu đãi hấp dẫn nhất. Chúng tôi đảm bảo sẽ mang lại sự hài lòng tuyệt đối cho quý khách khi sử dụng dịch vụ khắc dấu và thông báo mẫu dấu của chúng tôi.
Xem thêm:
>> Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì
>> Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện
>> Danh mục ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định
>> Danh mục ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề
>> Vốn điều lệ và vốn pháp định
>> Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ
>> 
Thủ tục thay đổi con dấu tròn của doanh nghiệp

>> 
Thay đổi địa chỉ trụ sở công ty có phải làm thủ tục thuế
>> Thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty

Để được tư vấn và tham khảo dịch vụ, vui lòng liên hệ:

Công Ty TNHH Tư Vấn Đại Việt

Chuyên viên: Ms Thanh Phúc

P: 0905548995 / 0918588240

Zalo: 0905 548 995

E: tuvandaivietqn@gmail.com

W: www.giayphepdangkykinhdoanh.vn 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

THÀNH LẬP CTY | ĐĂNG KÝ KINH DOANH






Copyright © 2017 - All Rights Reserved - www.giayphepdangkykinhdoanh.vn

Đang online: 26    Lượt truy cập: 3878341