» Thông tin » Vốn điều lệ và vốn pháp định
Danh Sách Sinh Viên 

Vốn điều lệ và vốn pháp định

Để kinh doanh các doanh nghiệp cần có vốn để hoạt động, vốn là một phần không thể thiếu khi thành lập doanh nghiệp, có hai loại vốn doanh nghiệp cần phải lưu ý đó là vốn điều lệ và vốn pháp định. Vậy hai loại vốn này có những đặc điểm gì giống và khác nhau? Khi nào doanh nghiệp cần đăng ký vốn điều lệ, khi nào cần đăng ký vốn pháp định?. Bài vết dưới đây của Đại Việt sẽ giúp Quý khách hàng giải đáp những thắc mắc của mình.
Xem thêm:
>> 
Hợp nhất công ty doanh nghiệp
>> 
Ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp
>> 
Vốn pháp định của doanh nghiệp
>> Tiêu chí để xác định doanh nghiệp vừa

Vốn điều lệ và vốn pháp định là gì?

Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 quy định:
“Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.”
Đối với vốn pháp định loại vốn này không được quy định trong Luật doanh nghiệp 2014 và chỉ được ghi nhận trong văn bản pháp luật cũ đã hết hiệu lực là Luật doanh nghiệp 2005, qua đó có thể hiểu.
“Vốn pháp định là số vốn tối thiểu doanh nghiệp phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp.”

Đặc điểm vốn điều lệ và vốn pháp định

Vốn điều lệ

• Doanh nghiệp nào cũng cần có vốn điều lệ, căn cứ xác định vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.
• Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa khi thành lập công ty. Tuy nhiên, nếu đăng ký vốn điều lệ quá thấp thì sẽ không thể hiện được tiềm lực tài chính của công ty, nhưng nếu đăng ký vốn điều lệ quá cao so với số vốn thực có sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện sổ sách kế toán, thực hiện nghĩa vụ tài chính. Do đó, doanh nghiệp nên lựa chọn mức vốn điều lệ phù hợp với quy mô kinh doanh, phù hợp với các chi phí để đầu tư máy móc, trang thiết bị, thuê mặt bằng, nhân công, mua nguyên vật liệu đầu vào… để đăng ký kinh doanh.
• Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam và các quyền sở hữu trí tuệ.
Xem thêm:
>> 
Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp
>> 
Lưu ý khi chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng vốn
>> 
Cách khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp
>> Lệ phí công bố thông tin doanh nghiệp

Vốn pháp định

• Vốn pháp định không áp dụng cho từng loại hình doanh nghiệp mà được xác định theo từng ngành, nghề kinh doanh cụ thể. Chỉ có những doanh nghiệp kinh doanh những ngành, nghề đó thì mới cần đăng ký đủ số vốn theo quy định.
• Việc quy định mức vốn vốn pháp định cụ thể ở Việt Nam chủ yếu được xác định thông qua các văn bản chuyên ngành, quy định chi tiết về điều kiện kinh doanh các ngành nghề có điều kiện.
• Tùy thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh, có những ngành chỉ cần đăng ký vốn pháp định là có thể kinh doanh, nhưng có những ngành ngoài việc đăng ký vốn pháp định doanh nghiệp còn phải thực hiện việc ký quỹ để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của mình.
Ví dụ:
• Một số ngành nghề chỉ cần đăng ký vốn pháp định
• Kinh doanh bất động sản: vốn pháp định 20 tỷ
• Kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng 6 tỷ
• Hoạt động thông tin tín dụng 30 tỷ
• Doanh nghiệp phá dỡ tàu biển 50 tỷ
• Một số ngành nghề yêu cầu vốn pháp định, đồng thời phải thực hiện việc ký quỹ:
• Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa 100 triệu, doanh nghiệp ký quỹ 100 triệu
• Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam 250 triệu, doanh nghiệp ký quỹ 250 triệu
• Cho thuê lại lao động, doanh nghiệp ký quỹ 2 tỷ đồng
• Dịch vụ việc làm, doanh nghiệp ký quỹ 300 triệu đồng
• Kinh doanh dịch vụ đưa người lao động ở nước ngoài ký quỹ 1 tỷ đồng

Điểm giống nhau giữa vốn điều lệ và vốn pháp định

• Vốn điều lệ và vốn pháp định đều là tài sản của doanh nghiệp do thành viên và cổ đông công ty đóng góp.
• Dựa vào số vốn của doanh nghiệp xác định tính chịu trách nhiệm, mức thuế, tiêu chí xác định quy mô doanh nghiệp ( doanh nghiệp vừa hoặc nhỏ).
Xem thêm:
>> Đặc điểm của các loại hình doanh nghiệp
>> Cách áp mã ngành nghề đăng ký kinh doanh
>> Thủ tục mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
>> Quy định người đại diện theo ủy quyền trong doanh nghiệp

Điểm khác biệt giữa vốn điều lệ và vốn pháp định

• Vốn điều lệ đăng ký theo quy mô và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp là chi phí để chi phí để đầu tư máy móc, trang thiết bị, thuê mặt bằng, nhân công, mua nguyên vật liệu đầu vào…, do đó doanh nghiệp có thể tự do lựa chọn mức vốn để đăng ký.
• Vốn pháp định đăng ký phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh cụ thể, doanh nghiệp phải đăng ký số vốn tối thiểu là một con số nhất định theo quy định của pháp luật.
Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ Đại Việt để được hỗ trợ nhanh nhất!

Giới Thiệu Về Công Ty Tư Vấn Đại Việt

Công ty Tư Vấn Đại Việt, với gần 10 năm hoạt động tư vấn doanh nghiệp, dịch vụ pháp lý, dịch vụ kế toán thuế, dịch vụ đại diện sở hữu trí tuệ, dịch vụ dịch thuật, dịch vụ khắc dấu, dịch vụ chữ ký số, sở hữu trí tuệ, kinh doanh, thương mại, đầu tư, lao động, pháp, luật thuế, giải quyết tranh chấp thương mại, dịch vụ visa – hộ chiếu, … đã khẳng định được uy tín của mình đối với khách hàng trong và ngoài nước.
Công ty Tư Vấn Đại Việt với lợi thế có văn phòng ở nhiều tỉnh thành trên toàn quốc như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng, … cùng đội ngũ luật sư, chuyên viên, người đại diện sở hữu trí tuệ, chuyên gia hiểu biết sâu rộng, giàu kinh nghiệm, có trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, được đào tạo bài bản trong và ngoài nước. Chúng tôi đảm bảo cung cấp tới quý khách hàng dịch vụ tư vấn tốt nhất và an toàn pháp lý nhất tại Việt Nam.
Công ty Tư Vấn Đại Việt là công ty đa lĩnh vực với nhiều mảng ngành khác nhau. Công ty với đội ngũ am hiểu các thủ tục pháp lý và kinh nghiệm làm việc lâu năm chắc chắn sẽ đem lại dịch vụ nhanh chóng, chất lượng, đảm bảo tối đa các quyền lợi của khách hàng.
Công ty Tư Vấn Đại Việt đã hỗ trợ hàng ngàn lượt khách hàng, doanh nghiệp khởi nghiệp thành công cũng như thực hiện các thủ tục pháp lý, giải quyết các khó khăn, vướng mắc của mình trong quá trình kinh doanh tại Việt Nam và đầu tư ra nước ngoài. Công ty Tư Vấn Đại Việt còn hỗ trợ vô số khách hàng về các thủ tục thuế, dịch vụ kế toán thuế, quyết toán thuế, báo cáo tài chính, các loại giấy phép, dịch thuật. Có thể nói, với sự am hiểu tinh tường về pháp luật, sắc bén về nghiệp vụ chuyên môn kế toán, kinh nghiệm trong các dịch vụ khác, chúng tôi thực sự là chỗ dựa tin cậy cho quý khách.
Các dịch vụ trọng yếu tại công ty chúng tôi: Dịch vụ thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp, dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh, dịch vụ pháp lý, dịch vụ kế toán, dịch vụ khắc dấu, dịch vụ chữ ký số, dịch vụ hồ sơ đất đai, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ thẻ tạm trú, dịch vụ visa – hộ chiếu, dịch vụ sở hữu trí tuệ, dịch vụ dịch thuật, dịch vụ soạn thảo hợp đồng, dịch vụ tư vấn đầu tư, dịch vụ đại lý thuế, dịch vụ tư vấn pháp luật khác.

Các dịch vụ tư vấn liên quan

+ Thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thay đổi giấy chứng nhận đầu tư.
+ Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trong nước và nước ngoài.
+ Tư vấn thay đổi chủ sở hữu công ty.
+ Tư vấn thay đổi địa chỉ công ty.
+ Tư vấn thay đổi tăng giảm vốn điều lệ công ty.
+ Dịch vụ kế toán, tư vấn kế toán thuế.
+ Tư vấn thay đổi người đại diện pháp luật của công ty.
+ Tư vấn thay đổi tên công ty.
+ Tư vấn luật doanh nghiệp.
+ Tư vấn sở hữu trí tuệ, giấy phép lao động, giấy tạm trú.
+ Dịch vụ dịch thuật, quảng cáo.
+ Bổ sung ngành nghề mới cho công ty.
+ Các dịch vụ tư vấn pháp luật khác.
Nếu quý khách cần biết thêm thông tin, hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn chi tiết.
Xem thêm:
>> 
Những đối tượng không được góp vốn, thành lập, quản lý doanh nghiệp
>> Lưu ý khi góp vốn bằng tài sản vào doanh nghiệp
>> Lưu ý khi thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp
>> Lưu ý khi thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp
>> Phân biệt mua phần vốn góp với chuyển nhượng phần vốn góp
>> Tại sao cần công bố thông tin doanh nghiệp
>> Quy định về trụ sở chính của doanh nghiệp
>> Quy định cách đặt tên công ty, doanh nghiệp
>> Quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
>> Thay đổi người đại diện theo pháp luật công ty TNHH một thành viên
  

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

THÀNH LẬP CTY | ĐĂNG KÝ KINH DOANH



0905 548 995
0918 588 240



HỆ THỐNG VĂN PHÒNG TRÊN 32 TỈNH THÀNH
Điện thoại: 0905 548 995

GẶP TRỰC TIẾP CHÚNG TÔI TẠI ĐỊA CHỈ
VĂN PHÒNG TẠI HỒ CHÍ MINH
Địa chỉ: T6, tòa nhà Master, 155 Hai Bà Trưng, Q3, HCM 
VĂN PHÒNG TẠI HÀ NỘI
Địa chỉ: T3, 142 Lê Duẩn, Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội 
VĂN PHÒNG TẠI ĐÀ NẴNG
Địa chỉ: 24 Trần Phú, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
VĂN PHÒNG TẠI BÌNH THUÂN
Địa chỉ: 51 Lê quý Đôn, tp Phan Thiết, Bình Thuận
VĂN PHÒNG TẠI QUẢNG BÌNH
Địa chỉ: 106 Lý Thái Tổ, tp Đồng Hới, Quảng Bình
VĂN PHÒNG TẠI TT HUẾ
Địa chỉ: 100 Nguyễn Tất Thành, Hương Thủy, TT Huế
VĂN PHÒNG TẠI QUẢNG NAM
Địa chỉ: 159 Trần Quý Cáp, Tam Kỳ, Quảng Nam
VĂN PHÒNG TẠI BÌNH ĐỊNH
Địa chỉ: 51 Trường Chinh, tp Quy Nhơn, Bình Định
VĂN PHÒNG TẠI KIÊN GIANG
Địa chỉ: Lô A5-25, Số 11, Tây Bắc, Rạch Giá, Kiên Giang
VĂN PHÒNG TẠI ĐẮK LẮK
Địa chỉ: 104 Ngô Quyền, tp Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
VĂN PHÒNG TẠI BÌNH PHƯỚC
Địa chỉ: KP3, P Tân Đồng, Đồng Xoài, Bình Phước
VĂN PHÒNG TẠI LONG AN
Địa chỉ: 140/5 Nguyễn Minh Đường, tp Tân An, Long An
VĂN PHÒNG TẠI LÂM ĐỒNG
Địa chỉ: 16 Trạng Trình, tp Đà Lạt, Lâm Đồng
VĂN PHÒNG TẠI CẦN THƠ
Địa chỉ: An Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ

Copyright © 2017 - All Rights Reserved - www.giayphepdangkykinhdoanh.vn

Đang online: 60    Lượt truy cập: 4524322