» Thông tin » Quy định đặt tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
Danh Sách Sinh Viên 

Quy định đặt tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

Quy định cách đặt tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh? Việc mở thêm địa điểm kinh doanh hay đơn vị phụ thuộc là hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu của của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi đặt tên cho chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh cần tuân theo quy định của pháp luật.

Xem thêm:

>> Chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện
>> Nên thành lập chi nhánh hay địa điểm kinh doanh
>> Sự khác nhau giữa chi nhánh và địa điểm kinh doanh
>> Sự khác nhau giữa chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh

Quy định đặt tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

Pháp luật quy định tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu (tương tự như đặt tên doanh nghiệp). Ngoài ra, tên chi nhánh, văn phòng đại diện phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện. Quy định này giúp các chủ thể khác nhận biết được đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp nào và có thể tìm hiểu thông tin về đơn vị thông qua thông tin doanh nghiệp.
Xem thêm:
>> Mã số doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
>> Phân biệt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
>> Thay đổi người đại diện chi nhánh công ty
>> Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh

Đặt tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh theo quy định tại Điều 20 Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì:

• Ngoài tên bằng tiếng Việt, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt;
• Phần tên riêng trong tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
Việc quy định chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh có thể được có tên nước ngoài, tên viết tắt đã tạo điều kiện thuận tiện hơn cho các đơn vị khi tiến hành chức năng của mình. Thêm vào đó, việc không được dùng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” là nhằm phân biệt với tên doanh nghiệp, tránh gây nhầm lẫn.
Pháp luật không có quy định về tên trùng và tên gây nhầm lẫn đối với các đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp là bởi tên của các đơn vị này đã chứa tên doanh nghiệp. Đối với tên doanh nghiệp khi được chấp thuận đã có khả năng phân biệt với tên của các doanh nghiệp khác. Do đó, khi tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được đặt theo đúng quy định sẽ tự có khả năng phân biệt.
Tại Điều tại Điều 20 Nghị định 78/2015/NĐ-CP có đưa ra trường hợp ngoại lệ: “Đối với những doanh nghiệp nhà nước khi chuyển thành đơn vị hạch toán phụ thuộc do yêu cầu tổ chức lại thì được phép giữ nguyên tên doanh nghiệp nhà nước trước khi tổ chức lại”.
Xem thêm:
>> Thủ tục chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh
>> Thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện
>> Quy định tên văn phòng đại diện chi nhánh địa điểm kinh doanh
>> Thủ Tục Thành Lập Văn Phòng Đại Diện

Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được viết như thế nào?

Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh.
Xem thêm:
>> Thành lập văn phòng đại diện của công ty cổ phần
>> Thành lập văn phòng giao dịch đại diện của công ty
>> Thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh công ty
  

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

THÀNH LẬP CTY | ĐĂNG KÝ KINH DOANH



0905 548 995
0918 588 240



VĂN PHÒNG HỒ CHÍ MINH

VĂN PHÒNG HÀ NỘI

VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG

VĂN PHÒNG BÌNH ĐỊNH

Copyright © 2017 - All Rights Reserved - www.giayphepdangkykinhdoanh.vn

Đang online: 58    Lượt truy cập: 1911228