» Thông tin » Nên chọn loại hình doanh nghiệp nào
Danh Sách Sinh Viên 

Nên chọn loại hình doanh nghiệp nào?

Bạn băn khoăn, nên chọn loại hình doanh nghiệp nào để khởi nghiệp? Đó là những suy nghĩ của người khởi nghiệp. Sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ và nêu rõ những ưu, nhược điểm của từng loại hình kinh doanh, từng loại hình doanh nghiệp. Qua đó, sẽ giúp người khởi nghiệp có những nhận định chính xác và lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất cho mình.

1. Loại hình doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn

Đây là loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay, trong đó có 2 loại hình nhỏ là loại hình doanh nghiệp có 1 thành viên và 2 thành viên trở lên.
Xem thêm:
>> Thủ tục hồ sơ giải thể công ty doanh nghiệp
>> Cách ghi ngành nghề đăng ký kinh doanh
>> Các ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định
>> Hướng dẫn cách đặt tên công ty doanh nghiệp

- Loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên thuộc điều 38 luật doanh nghiệp là doanh nghiệp trong đó có thành viên của công ty có thể tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên công ty không vượt quá 50.
• Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;
• Phần vốn của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại Điều 43,44,45 của Luật Doanh nghiệp..
• Công ty TNHH có tư cách pháp nhân từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh.
• Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên không được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn. Phần vốn góp của các thành viên công ty được chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.
• Trong suốt quá trình hoạt động ít nhất phải có từ hai thành viên và tối đa không quá 50 thành viên tham gia công ty.
• Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng hoặc không bằng nhau.
• Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên chịu trách nhiệm bằng tài sản của công ty; các thành viên công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào công ty.

- Loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Điều 63 Luật doanh nghiệp 2005), là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp.
• Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần.
• Đặc điểm về chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Đây là công ty do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu và phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp trong phạm vi vốn điều lệ.
• Đặc điểm về chuyển nhượng vốn góp: Việc chuyển nhượng vốn góp được thực hiện theo quy định của pháp luật.
• Đặc điểm về phát hành chứng khoán: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên một thành viên không được phát hành cổ phần để huy động vốn trong kinh doanh.

2. Loại hình doanh nghiệp công ty cổ phần

Đây là loại hình doanh nghiệp mà vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần Theo điều 77 Luật doanh nghiệp.
• Số lượng cổ đông được bao gồm ít nhất ba cổ đông và không hạn chế số cổ đông.
• Trong suốt quá trình hoạt động ít nhất phải có ba thành viên tham gia công ty cổ phần. Công ty cổ phần chịu trách nhiệm bằng tài sản của công ty. Các cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn đã góp vào công ty (đến hết giá trị cổ phần mà họ sở hữu).
• Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân. Số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Các cổ đông có thể bán các cổ phần hoặc chuyển nhượng cổ phần của mình cho các thành viên hay cá nhân khác.
• Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Công ty cổ phần có quyền phát hành các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư và các loại chứng khoán khác để huy động vốn.
• Cổ phần của các thành viên được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu. Các cổ phiếu của công ty cổ phần được coi là hàng hoá, được mua, bán, chuyển nhượng tự do theo quy định của pháp luật.
• Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau hoặc gọi là cổ phần. Mỗi cổ phần được thể hiện dưới dạng văn bản chứng chỉ do công ty phát hành bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty gọi là cổ phiếu.
• Việc góp vốn vào công ty được thực hiện bằng việc mua cổ phần. Mỗi cổ đông có thể mua nhiều cổ phần. Giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phiếu. Một cổ phiếu có thể phản ánh mệnh giá của một hay nhiều cổ phần.
• Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Xem thêm:
>> 
Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp
>> 
Lưu ý khi chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng vốn
>> 
Cách khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp
>> Lệ phí công bố thông tin doanh nghiệp

3. Loại hình doanh nghiệp tư nhân

• Đây là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân đứng lên xây dựng làm chủ chịu trách nhiệm với pháp luật về các hoạt động cũng như tài sản của doanh nghiệp và chịu một số giới hạn so với doanh nghiệp nhà nước.
• Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào. mỗi một cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
• Các doanh nghiêp và cá nhân điều hành trực tiếp hoặc gián tiếp những hoạt động của doanh nghiệp và phải chịu toàn bộ về các khoản nợ cũng như lãi xuất của doanh nghiệp đó.
• Vốn của doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tư nhân tự khai, chủ doanh nghiệp có nghĩa vụ khai báo chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ: Số vốn bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác. Đối với vốn bằng tài sản khác cũng phải ghi rõ loại tài sản, số lượng, giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.
• Doanh nghiệp tư nhân không đươc phát hành chứng khoán để huy động vốn trong kinh doanh và các doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.
• Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp, có nghĩa là chủ doanh nghiệp có trách nhiệm chịu toàn bộ các tài sản của mình trong kinh doanh lẫn ngoài kinh doanh của doanh nghiệp đó.
• Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng, giảm vốn đầu tư của của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đó khai báo với cơ quan đăng ký kinh doanh.
• Toàn bộ vốn và tài sản, kể cả vốn vay và tài sản thuê, được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân đều được phải ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp tư nhân.

4. Loại hình kinh doanh hộ kinh doanh cá thể

Hộ kinh doanh cá thể là gì?

Hộ kinh doanh cá thể là hình thức kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

Mốt số lưu ý khi thành lập hộ kinh doanh cá thể

• Hộ kinh doanh cá thể không có tư cách pháp nhân nên phải chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản dân sự của chủ hộ về hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể đây là hạn chế của hộ cá thể so với công ty TNHH và Công ty cổ phần, cụ thể người góp vốn, góp cổ phần chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp đưa vào hoạt động kinh doanh;
• Hộ cá thể chỉ được sử dụng tối đa 09 lao động;
• Hộ kinh doanh cá thể được quyền chuyển đổi thành doanh nghiệp: Công ty TNHH và công ty cổ phần. Theo đó, việc đăng ký thành lập doanh nghiệp trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh thực hiện tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp chuyển đồi từ hộ kinh doanh lên thực hiệ theo từng loại hình doanh nghiệp;
• Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh:
+ Đối với hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động thì phải chọn một địa điểm cố định để đăng ký hộ kinh doanh. Địa điểm này có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi đăng ký tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất, nơi đặt địa điểm thu mua giao dịch;
+ Hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động được phép kinh doanh ngoài địa điểm đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi đăng ký trụ sở và nơi tiến hành hoạt động kinh doanh.
• Hộ kinh doanh cá thể có lợi thế là kê khai thuế đơn giản phù hợp đối với các chủ thể có nhu cầu kinh doanh các mặt hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân, dịch vụ ăn uống….
• Thuế đối với hộ kinh doanh cá thể là thuế khoán và thuế giá trị gia tăng trực tiếp không được khấu trừ thuế đối với bạn hàng, do đó nhiều đối tác cân nhắc khi mua hàng hóa của hộ kinh doanh cá thể.
Xem thêm:
>> Đặc điểm của các loại hình doanh nghiệp
>> Cách áp mã ngành nghề đăng ký kinh doanh
>> Thủ tục mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
>> Quy định người đại diện theo ủy quyền trong doanh nghiệp

5. Loại hình doanh nghiệp công ty hợp danh

Đây là loại hình đặc trưng của công ty đối nhân trong đó có các cá nhân và thương nhân cùng hoạt động lĩnh vực thương mại dưới một thương hiệu và cùng nhau chịu mọi trách nhiệm về các khoản nợ của công ty.

- Những đặc điểm pháp lý của công ty hợp danh:

• Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
• Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh); Ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn;
• Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty;
• Thành viên hợp danh phải là cá nhân chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
• Trong quá trình hoạt động, công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào;

- Căn cứ vào tính chất thành viên và chế độ chịu trách nhiệm tài sản, thì công ty hợp danh theo Luật Doanh nghiệp có thể được chia thành hai loại:

• Loại thứ nhất là những công ty có cả thành viên hợp danh và thành viên góp vốn (chịu trách nhiệm hữu hạn) và cũng là một loại hình của công ty đối nhân;
• Loại thứ hai là những công ty giống với công ty hợp danh theo pháp luật các nước, tức là chỉ bao gồm những thành viên hợp danh (chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty).
Có thể thấy, khái niệm công ty hợp danh theo Luật doanh nghiệp của Việt Nam có nội hàm của khái niệm công ty đối nhân theo pháp luật các nước. Với quy định về công ty hợp danh, Luật Doanh nghiệp đã ghi nhận sự tồn tại của các công ty đối nhân ở Việt Nam.

- Các thành viên hợp danh trong công ty hợp danh:

Các thành viên hợp danh trong đó có ít nhất 2 thành viên và thành viên đó là 1 cá nhân.
• Trong quá trình hoạt động, công ty hợp danh có quyền tiếp nhận thêm thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn. Việc tiếp nhận thêm thành viên phải được hội đồng thành viên chấp thuận.
• Các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình (tài sản đầu tư vào kinh doanh và tài sản dân sự) và tuân theo những điều lệ trong luật doanh nghiệp.
• Trách nhiệm tài sản của các thành viên hợp danh đối với các nghĩa vụ của công ty là trách nhiệm vô hạn và liên đới. Chủ nợ có quyền yêu cầu bất kỳ thành viên hợp danh nào thanh toán các khoản nợ của công ty đối với chủ nợ.
• Thành viên hợp danh mới được tiếp nhận vào công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty (trừ khi có thoả thuận khác).

- Công ty hợp danh có thể có thành viên góp vốn:

• Là thành viên của công ty đối nhân, nhưng thành viên góp vốn hưởng chế độ trách nhiệm tài sản như một thành viên của công ty đối vốn. Chính điều này là lý do cơ bản dẫn đến thành viên góp vốn có thân phận pháp lý khác với thành viên hợp danh.
• Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
• Thành viên góp vốn có thể là tổ chức hoặc cá nhân.
Bên cạnh những thuận lợi được hưởng từ chế độ trách nhiệm hữu hạn, thành viên góp vốn bị hạn chế những quyền cơ bản của một thành viên công ty.
• Không được hoạt động kinh doanh nhân danh công ty. Pháp luật nhiều nước còn quy định nếu thành viên góp vốn hoạt động kinh doanh nhân danh công ty thì sẽ mất quyền chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của công ty.
• Thành viên góp vốn không được tham gia quản lý công ty.
• Các quyền và nghĩa vụ cụ thể của thành viên góp vốn được quy định trong Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.

- Tư cách thành viên công ty của thành viên hợp danh chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

• Đối với thành viên chết hoặc bị toà án tuyên bố là đã chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
• Đối với tự nguyện rút khỏi công ty hoặc bị khai trừ khỏi công ty. Khi tự nguyện rút khỏi công ty hoặc bị khai trừ khỏi công ty trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên, thành viên hợp danh vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty đã phát sinh trước khi đăng ký việc chấm dứt tư cách thành viên đó với cơ quan đăng ký kinh doanh.
Xem thêm:
>> 
Những đối tượng không được góp vốn, thành lập, quản lý doanh nghiệp
>> Lưu ý khi góp vốn bằng tài sản vào doanh nghiệp
>> Lưu ý khi thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp
>> Lưu ý khi thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp
>> Phân biệt mua phần vốn góp với chuyển nhượng phần vốn góp
>> Tại sao cần công bố thông tin doanh nghiệp
>> Quy định về trụ sở chính của doanh nghiệp
>> Quy định cách đặt tên công ty, doanh nghiệp
>> Quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
>> Thay đổi người đại diện theo pháp luật công ty TNHH một thành viên
 
    

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

THÀNH LẬP CTY | ĐĂNG KÝ KINH DOANH



0905 548 995
0918 588 240



HỆ THỐNG VĂN PHÒNG TRÊN 32 TỈNH THÀNH
Điện thoại: 0905 548 995

GẶP TRỰC TIẾP CHÚNG TÔI TẠI ĐỊA CHỈ
VĂN PHÒNG TẠI HỒ CHÍ MINH
Địa chỉ: T6, tòa nhà Master, 155 Hai Bà Trưng, Q3, HCM 
VĂN PHÒNG TẠI HÀ NỘI
Địa chỉ: T3, 142 Lê Duẩn, Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội 
VĂN PHÒNG TẠI ĐÀ NẴNG
Địa chỉ: 24 Trần Phú, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
VĂN PHÒNG TẠI BÌNH THUÂN
Địa chỉ: 51 Lê quý Đôn, tp Phan Thiết, Bình Thuận
VĂN PHÒNG TẠI QUẢNG BÌNH
Địa chỉ: 106 Lý Thái Tổ, tp Đồng Hới, Quảng Bình
VĂN PHÒNG TẠI TT HUẾ
Địa chỉ: 100 Nguyễn Tất Thành, Hương Thủy, TT Huế
VĂN PHÒNG TẠI QUẢNG NAM
Địa chỉ: 159 Trần Quý Cáp, Tam Kỳ, Quảng Nam
VĂN PHÒNG TẠI BÌNH ĐỊNH
Địa chỉ: 51 Trường Chinh, tp Quy Nhơn, Bình Định
VĂN PHÒNG TẠI KIÊN GIANG
Địa chỉ: Lô A5-25, Số 11, Tây Bắc, Rạch Giá, Kiên Giang
VĂN PHÒNG TẠI ĐẮK LẮK
Địa chỉ: 104 Ngô Quyền, tp Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
VĂN PHÒNG TẠI BÌNH PHƯỚC
Địa chỉ: KP3, P Tân Đồng, Đồng Xoài, Bình Phước
VĂN PHÒNG TẠI LONG AN
Địa chỉ: 140/5 Nguyễn Minh Đường, tp Tân An, Long An
VĂN PHÒNG TẠI LÂM ĐỒNG
Địa chỉ: 16 Trạng Trình, tp Đà Lạt, Lâm Đồng
VĂN PHÒNG TẠI CẦN THƠ
Địa chỉ: An Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ

Copyright © 2017 - All Rights Reserved - www.giayphepdangkykinhdoanh.vn

Đang online: 80    Lượt truy cập: 3798455